Việt Nam hiện đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 Hiệp định Thương mại tự do ( FTA) với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, đòng thời đang và chuẩn bị khởi động đàm phán 3 FTA và khung khổ kinh tế.
Thông tin về tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hoá 5 tháng đầu năm 2025 va tác động của FTA tới thương mại hàng hoá, Bộ Công thương cho biết: “Việc ký kết thành công FTA với nhiều nền tế lớn trên toàn cầu đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua”.
Theo Bộ này, năm 2022, lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vượt 730 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, sang năm 2023, dù chịu ảnh hưởng của thương mại toàn cầu chậm lại, nhưng xuất khẩu vẫn đạt gần 355 tỷ USD.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đang tiếp đà phục hồi, với mức tăng trưởng 15,2%, đạt 156,7 tỷ USD, tương ứng tăng thêm 20,72 tỷ USD.
Đóng góp quan trọng vào kết quả xuất khẩu thời gian qua là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các cơ hội từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết
Đến nay, Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; đang đàm phán, chuẩn bị khởi động đàm phán 03 Hiệp định và 01 khung khổ kinh tế (Khung khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF)).
Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác tham gia các FTA chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2023 đạt trên 86 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2022, chưa kể kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác tham gia các FTA đã xóa bỏ thuế quan về 0%.
Những con số về kim ngạch xuất khẩu ưu đãi theo các FTA này, theo Bộ Công thương là vẫn chưa cao. Cùng đó, xuất khẩu của Việt Nam nói chung còn phụ thuộc một số thị trường lớn.
Do đó, cần tiếp tục khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, duy trì và phát triển các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, khai thác hiệu quả các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam (CPTPP, EVFTA, UKVFTA,…); tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng (Nga, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi,…)
Đàm phán, ký kết, thực hiện các Hiệp định thương mại, liên kết kinh tế với các đối tác có tiềm năng, các nền kinh tế có tính bổ trợ với nền kinh tế Việt Nam để mở ra cơ hội xuất khẩu mới.
Các ngành hàng cần nâng cao năng lực cạnh tranh, xuất khẩu, gồm: Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, vốn thường xuyên chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, hiện đóng góp trên 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu/năm, và dự báo tiếp tục tăng nhanh trong nhiều năm tới.
Các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán
I. FTAs đã có hiệu lực
STT | FTA | Hiện trạng | Đối tác |
1 | AFTA | Có hiệu lực từ 1993 | ASEAN |
2 | ACFTA | Có hiệu lực từ 2003 | ASEAN, Trung Quốc |
3 | AKFTA | Có hiệu lực từ 2007 | ASEAN, Hàn Quốc |
4 | AJCEP | Có hiệu lực từ 2008 | ASEAN, Nhật Bản |
5 | VJEPA | Có hiệu lực từ 2009 | Việt Nam, Nhật Bản |
6 | AIFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Ấn Độ |
7 | AANZFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Australia, New Zealand |
8 | VCFTA | Có hiệu lực từ 2014 | Việt Nam, Chi Lê |
9 | VKFTA | Có hiệu lực từ 2015 | Việt Nam, Hàn Quốc |
10 | VN – EAEU FTA | Có hiệu lực từ 2016 | Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan |
11 | CPTPP (Tiền thân là TPP) | Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019 | Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Vương quốc Anh (ký Nghị định thư gia nhập ngày 16/07/2023) |
12 | AHKFTA | Có hiệu lực tại Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019. Có hiệu lực đầy đủ với toàn bộ các nước thành viên từ ngày 12/02/2021. | ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc) |
13 | EVFTA | Có hiệu lực từ 01/08/2020 | Việt Nam, EU (27 thành viên) |
14 | UKVFTA | Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, có hiệu lực chính thức từ 01/05/2021 | Việt Nam, Vương quốc Anh |
15 | RCEP | Có hiệu lực từ 01/01/2022 | ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand |
16 | VIFTA | Chính thức ký kết ngày 25/07/2023 | Việt Nam, Israel |
17 | Việt Nam – UAE FTA | Đã cơ bản kết thúc đàm phán | Việt Nam, các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) |
II. FTAs đang đàm phán
FTA | Hiện trạng | Đối tác | |
18 | Việt Nam – EFTA FTA | Khởi động đàm phán tháng 5/2012 | Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) |
19 | ASEAN – Canada | Tái khởi động đàm phán tháng 11/2021 | ASEAN – Canada |
20 | Việt Nam – Mercosur | Đang chuẩn bị khởi động đàm phán | Việt Nam, các thành viên Khối Mercosur (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) |
III. Khung khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) đang đàm phán.
Các bên tham gia gồm 14 nước: Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam
Nguồn tin: baodautu.vn